Kháng chiến chống Pháp

Không phải ngẫu nhiên mà dân tộc ta có một truyền thống quý báu "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh". Lịch sử mấy ngàn năm của một đất nước luôn bị ngoại bang xâm lược đã viết nên truyền thống của những người phụ nữ cầm quân chống giặc từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu.

Đóng góp của phụ nữ trong đấu tranh võ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong khởi nghĩa Nam kỳ tháng 11/1940 phụ nữ đã có mặt trên mọi mặt công tác: liên lạc, tiếp tế, cứu thương... đặc biệt phụ nữ còn trở thành người trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa, cụ thể: bà Nguyễn Thị Bảy chỉ đạo các lực lượng cách mạng ở 3 xã: Phước Lai, Long Đức Đông, Long Hậu Tây chiếm đồn, lấy súng, phá tề, lập chính quyền cách mạng tại Cần Giuộc (Long An), bà Hà Thị Lan đã trực tiếp chỉ huy 50 chiến sĩ xung kích và 300 dân làng tiến đánh quận Vũng Liêm (Vĩnh Long)...

       Cách mạng tháng Tám năm 1945, phụ nữ tham gia du kích, cứu thương, hậu cần... Nhiều tiểu đội nữ du kích, dân quân ngày đêm luyện tập võ nghệ. Phong trào du kích phát triển rầm rộ từ sau cách mạng tháng Tám và lớn mạnh trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phụ nữ tham gia lực lượng vũ trang chính quy: pháo binh, bộ đội, biệt động, lực lượng  dân quân , du kích  ở các xã ấp ... với qui mô lớn, khí thế mạnh mẽ, lập nhiều thành tích. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 và trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, phụ nữ miền Nam là một lực lượng tham gia đông đảo trên mặt trận đấu tranh võ trang và lập được nhiều thành tích. Trong phục vụ chiến đấu, và giữa vòng vây của địch phụ nữ không ngại khó khăn gian khổ âm thầm hoàn thành xuất sắc công tác hậu cần: tiếp tế lương thực, thực phẩm, y tế, cứu thương bằng sự mưu trí và sáng tạo.

Qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đã làm nổi bật chân lý “đánh giặc không chỉ riêng người đàn ông, phụ nữ cũng đánh giặc”. Lo việc nước phụ nữ cũng là trụ cột, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

backtop