Hệ thống các nhà tù của thực dân và đế quốc ở miền Nam Việt Nam

Dưới thời thực dân - đế quốc, chế độ chính trị và tình trạng xã hội đã sản sinh ra nhà tù với chế độ lao tù hiện hành, biểu hiện phần nào bộ mặt thật xã hội, ngược lại nhà tù cũng tác động vào chế độ chính trị, xã hội. Thời Pháp có một số nhà tù khét tiếng: như lao Kon-Tum, nhà đày Ban Mê Thuột, nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, Hạnh Thông Tây, Chí Hòa, Khám Lớn Sài Gòn, bót Catinat…

Các nhà tù, trại giam khét tiếng do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xây dựng ở miền Nam Việt Nam có giam giữ phụ nữ

Thời gian đầu, nơi đây giam giữ những người địa phương bị thực dân Pháp ghép vào tội “chống đối”. Cuối năm 1929, thực dân Pháp mới giam giữ tù chính trị trong đó có phụ nữ. Năm 1929, tại Khám Lớn Sài Gòn (Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM hiện nay), bót Catinat (nay là trụ sở của Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM), bót Pô Lô (phía sau bệnh viện Chợ Rẫy trước đây) mới có vài ba tù chính trị nữ. Sau khởi nghĩa Nam kỳ tháng 11.1940, thực dân Pháp đẩy mạnh bắt bớ, đàn áp tại nhiều địa phương ở miền Nam, tù nhân các tỉnh đưa lên Sài Gòn rất đông. Khám Phú Mỹ (Thị Nghè) - còn gọi là khám “chuồng ngựa”, giam nhiều phụ nữ nhất - 240 người. Nữ Đảng viên Cộng sản Việt Nam đầu tiên, bà Nguyễn Thị Minh Khai bị giam với 7 án: 2 tử hình, 2 chung thân, một án 20 năm khổ sai, hai án 5 năm tại nhà tù này. Năm 1952, khám Chí Hòa có 50 phụ nữ bị nhốt ở phòng 3C1,3C2,3C3, còn gọi là phòng 14, 15, 16. Nhà tù Bà Rá (địa phận tỉnh Phước Long cũ nay Bình Phước), ngày 9.9.1939 giam 20 phụ nữ. Sau Nam kỳ khởi nghĩa, số nữ tù chính trị tăng lên 50 người, trong đó có nữ tướng Nguyễn Thị Định - Phó Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang miền Nam. Nhà tù Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) 800 nữ tù chính trị từ nhà giam Tân Hiệp chuyển đến, giam tại “gêole 999” từ tháng 9.1953 đến 1954. Người nữ tù cách mạng bị đày và xử bắn đầu tiên tại Côn Đảo vào ngày 23/1/1952 là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Võ Thị Sáu.

1. Hệ thống các nhà tù thực dân, đế quốc ở miền Nam Việt Nam:

            a- Nhà tù thời thực dân Pháp

Dưới thời thực dân - đế quốc, chế độ chính trị và tình trạng xã hội đã sản sinh ra nhà tù với chế độ lao tù hiện hành, biểu hiện phần nào bộ mặt thật xã hội, ngược lại nhà tù cũng tác động vào chế độ chính trị, xã hội. Thời Pháp có một số nhà tù khét tiếng: như lao Kon-Tum, nhà đày Ban Mê Thuột, nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, Hạnh Thông Tây, Chí Hòa, Khám Lớn Sài Gòn, bót Catinat… Thời gian đầu, nơi đây giam giữ những người địa phương bị thực dân Pháp ghép vào tội “chống đối”. Cuối năm 1929, thực dân Pháp mới giam giữ tù chính trị trong đó có phụ nữ. Năm 1929, tại Khám Lớn Sài Gòn (Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM hiện nay), bót Catinat (nay là trụ sở của Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM), bót Pô Lô (phía sau bệnh viện Chợ Rẫy trước đây) mới có vài ba tù chính trị nữ. Sau khởi nghĩa Nam kỳ tháng 11.1940, thực dân Pháp đẩy mạnh bắt bớ, đàn áp tại nhiều địa phương ở miền Nam, tù nhân các tỉnh đưa lên Sài Gòn rất đông. Khám Phú Mỹ (Thị Nghè) - còn gọi là khám “chuồng ngựa”, giam nhiều phụ nữ nhất - 240 người. Nữ Đảng viên Cộng sản Việt Nam đầu tiên, bà Nguyễn Thị Minh Khai bị giam với 7 án: 2 tử hình, 2 chung thân, một án 20 năm khổ sai, hai án 5 năm tại nhà tù này. Năm 1952, khám Chí Hòa có 50 phụ nữ bị nhốt ở phòng 3C1,3C2,3C3, còn gọi là phòng 14, 15, 16. Nhà tù Bà Rá (địa phận tỉnh Phước Long cũ nay Bình Phước), ngày 9.9.1939 giam 20 phụ nữ. Sau Nam kỳ khởi nghĩa, số nữ tù chính trị tăng lên 50 người, trong đó có nữ tướng Nguyễn Thị Định - Phó Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang miền Nam. Nhà tù Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) 800 nữ tù chính trị từ nhà giam Tân Hiệp chuyển đến, giam tại “gêole 999” từ tháng 9.1953 đến 1954. Người nữ tù cách mạng bị đày và xử bắn đầu tiên tại Côn Đảo vào ngày 23/1/1952 là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Võ Thị Sáu.

b- Nhà tù dưới thời Đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam

Sau thất trận không thể cứu vãn của thực dân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, Đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt với những phương pháp tàn bạo nhất. Chính quyền Sài Gòn tăng cường bắt và tra tấn những người trước đây tham gia kháng chiến. Trong một năm tạm thời quản lý hành chánh miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra 3.000 vụ tàn sát, làm chết và bị thương hơn 4.000 người, bắt hơn 19.000 người, coi thường quy định tại điều 14 C của Hiệp định Genève: “Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với những cá nhân hoặc tổ chức và lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết đảm bảo những quyền tự do, dân chủ của họ”.

Khi trắng trợn tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Đại dụ số 6 vào ngày 11.1.1956, ra lệnh lập thêm những trại tập trung ở miền Nam, thực hiện “Chiến dịch chống cộng, tố cộng”, chia thành 4 đợt khoanh vùng ruồng bố, lùng sục từng xóm ấp, từng nhà dân, bắt ly khai cộng sản. Chiến dịch Trương Tấn Bửu càn quét 9 tỉnh miền Đông Nam bộ từ tháng 7.1956 đến tháng 12.1957, đàn áp những cuộc biểu tình của quần chúng, làm cho số người bị bắt tăng lên gấp bội. Do số lượng tù nhân quá lớn, hệ thống nhà tù do Pháp để lại không đủ sức chứa, chính quyền Ngô Đình Diệm lập thêm ở 22 tỉnh một số nhà tù và trại giam mới.

Với những thất bại trên các chiến trường vào mùa khô thứ 1 và thứ 2, đặc biệt sau Mậu Thân 1968, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tăng cường khủng bố ác liệt bằng chiến dịch “Phượng Hoàng” (thành lập theo sắc luật 280-a/TT/SL ngày 1.7.1968) kéo dài cùng với chương trình “Bình định cấp tốc và đặc biệt” với tiêu chí: “Diệt nhằm hơn bỏ sót, bắt thật nhiều là hết cộng sản”, số người yêu nước bị bắt ngày càng nhiều. Số lượng nhà tù do chính quyền Ngô Đình Diệm xây thêm vẫn không đủ sức chứa hết số người bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu giam cầm. Do vậy, hệ thống nhà tù và trại giam được Đế quốc Mỹ hỗ trợ xây dựng, phát triển quy mô từ cấp xã đến cấp tỉnh, núp dưới các bảng hiệu: trung tâm cải huấn, trung tâm thẩm vấn, ty cảnh sát, ty an ninh quân đội…Dưới sự kiểm soát Mỹ- Ngô Đình Diệm có 44 nhà tù cấp tỉnh, 176 nhà tù cấp huyện. Đến thời Mỹ- Nguyễn Văn Thiệu gần 2000 nhà giam lớn nhỏ toàn miền Nam, trong đó có nhà tù lớn: Đề lao Gia Định, Chí Hòa, Tân Hiệp, Phú Lợi, Thủ Đức, Côn Đảo.… Và do nhu cầu giam giữ tù binh, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập thêm 5 trại tù binh, tiêu biểu: Phú Quốc, Cần Thơ, Phú Tài, Hố Nai, Pleiku.

Hệ thống nhà giam được chia ra làm nhiều loại:

* Trại tạm giam trong thời gian điều tra: Đề lao Gia Định (bên cạnh trường Đảng Nguyễn Văn Cừ biện nay), 180 phụ nữ bị bắt giam năm 1954.

* Trại giam chờ ngày ra tòa xét xử: Khám Chí Hòa.               

Phụ nữ bị bắt, sau khi bị điều tra bởi các tổ chức: an ninh quân đội, trung tâm thẩm vấn …Trường hợp không đáng nghi ngờ chúng trả tự do, những trường hợp nghi ngờ nhưng không đủ yếu tố buộc tội được giam tại các trại cải huấn. Trường hợp đủ yếu tố buộc tội, đưa qua tòa tư pháp xét xử và khám Chí Hoà là nơi giam giữ những trường hợp này. Năm 1969, có 342 phụ nữ bị giam ở 4 phòng: OB1,OB2,OB3,OB4

* Trại giam thực hiện chính sách cải huấn: Phú Lợi, Thủ Đức, Tân Hiệp,…. Những trại giam này thuộc quyền quản lý của Tổng nha cải huấn. Yêu cầu bắt buộc chủ yếu ở những trại này là học tố cộng. Nhà tù Phú Lợi, năm 1958 có 84 nữ tù chính trị bị giam tại trại Chi Lăng và trại Y là trại kỷ luật dành riêng cho phụ nữ. Ngày 21-8-1962 trung tâm cải huấn Thủ Đức được cải biến thành nơi giam giữ nữ phạm nhân. Tháng 9-1968 trại O – nhà tù Thủ Đức giam 31 nữ tù chính trị chống đối thi hành nội quy. Từ năm 1965-1970, trại giam Tân Hiệp giam giữ khoảng 500 nữ tù chính trị.

* Trại giam thi hành án tù khổ sai với những người có án và trấn áp tù chính trị chống học tố cộng:

Nhà tù Côn Đảo.Nơi lưu đày những người có án nặng, từ 5 năm trở lên và tù chính trị bị câu lưu quyết liệt chống học tố cộng tại các trại cải huấn trong đất liền.Trại 1-Côn Đảo (1957) có 11 phòng, trong đó có 1 phòng dành cho nữ. Hầm đá lao 2 giam 41 nữ tù chính trị chống chào cờ năm 1957. Nói đến nhà tù Côn Đảo, người tù nào cũng biết đến hai loại chuồng cọp. Chuồng cọp thời Pháp xây dựng năm 1940. Chuồng cọp kiểu Mỹ xây dựng năm 1971. Hệ thống nhà tù Côn Đảo qua 2 thời kỳ Pháp-Mỹ tổng cộng có 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập chuồng cọp.

Có tất cả 4 đợt chuyển nữ tù chính trị từ đất liền ra Côn Đảo: Đợt 1-1966, đợt 2-1969, đợt 3-1972, đợt 4 - tháng 1.1975 tại hai lao 6A và 6B. Ngày 23-9-1966, chuyển 33 nữ tù chính trị từ Chí Hòa và Thủ Đức ra đảo. Ngày 29/11/1969, Côn Đảo giam 342 nữ tù chính trị (trong đó có 2 trẻ em). Năm 1972, có 200 nữ tù chính trị bị giam vào chuồng cọp Mỹ. Ngày 20/2/1973, Côn Đảo giam 1058 nữ tù chính trị trong tổng số 9850 tù nhân. Tính đến tháng 5-1973 trại 2 Côn Đảo có 200 nữ tù chính trị phần lớn quê ở Phú Yên, Quãng Ngãi, Khánh Hòa. Trại 4 có trên 500 nữ tù chính trị Tân Hiệp, Thủ Đức chuyển đến.

* Trại giam những người lính chiến theo luật quốc tế: Trại tù binh.

 Các trại tù binh không kém gì trại tù chính trị. Phú Quốc chỉ giam tù binh nam (tù nữ chỉ giam trong thời gian rất ngắn vào năm 1957); Cần Thơ giam cả nam lẫn nữ. Riêng Phú Tài có số lượng tù binh nữ rất đông, hai phần ba nữ tù binh bị giam nơi đây là người hoạt động ở khu vực miền Trung, 1/3 còn lại là người Nam Bộ tham gia vào các tổ chức vũ trang chính quy, được địch cho là “thành phần cộng sản ngoan cố”. Năm 1969 có 700 tù binh nữ ở trại 2. Trong 5 năm (6/1967 đến 5/1972) số lượng nữ tù binh tại Phú Tài khoảng 900 người.

backtop